Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ tư vấn và đặt hàng
Hotline: 0975.778.666  - 096 110 6868
Email: thietbi.vae@gmail.com

Hotline: 0961106868

Điều kiện thuận lợi và khó khăn của khu vực Việt Bắc trong phát triển Năng lượng mặt trời

Lượt xem: 4043 Ngày đăng: 11/07/2017

Khu vực Việt Bắc gồm các tỉnh: Bắc Cạn, Yên Bái, Lào Cai, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Vĩnh Yên. Vị trí địa lý các trạm có kinh độ từ 103049 đến 105050, vĩ độ từ 21010 đến 22049, là khu vực có địa hình phức tạp

Vùng núi Việt Bắc là vùng có khí hậu khắc nghiệt, lạnh buốt về mùa đông có khả năng băng giá và sương muối, còn về mùa hè lại oi bức. Các tháng thường có khoảng từ 15 đến 20 ngày có dông, tổng số giờ nắng trung bình trong cả vùng thường chỉ khoảng 1450 giờ / năm.

Thuận lợi

- Với số giờ nắng không lớn, nhưng với khoảng 78,6% số ngày trong năm có nắng, vùng Việt Bắc vẫn là vùng hứa hẹn nhiều tiềm năng năng lượng mặt trời, khi công nghệ năng lượng mặt trời hiện đại hơn có thể tích trữ nhiều hơn năng lượng trong những có nắng để phục vụ cho những ngày mưa.

-Việt Bắc có nhiều điểm du lịch hấp dẫn có kinh tế phát triển, nên vận động các doanh nghiệp sử dụng năng lượng mặt trời như một hành động quảng bá.

- Với tổng số giờ nắng khoảng 1463 giờ/ năm tức là trung bình khoảng 4 giờ nắng mỗi ngày, Việt Bắc tương đối phù hợp trong việc ứng dụng các thiết bị năng lượng mặt trời hiện nay.

Khó khăn

- Việt Bắc tập trung phần lớn các dân tộc thiểu số của cả nước, những người ít có điều kiện kinh tế, chi phí để có các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời gần như là không thể. Các chương trình phát triển cho vùng núi, vùng dân tộc ít người nên tập trung thêm về vấn đề này.

- Số giờ nắng không nhiều, lại tập trung nhiều trung tâm mưa của cả nước, nên rất khó để sử dụng các thiết bị năng lượng mặt trời công nghệ thấp.

- Là vùng có nhiều thiên tai, đặc biệt là sạt lở đất vào mùa mưa lũ nên việc lắp đặt, bảo quản các thiết bị dùng trong các dự án điện mặt trời cũng cần tính, toán khảo sát kỹ lưỡng.