Liên hệ tư vấn và đặt hàng
Hotline: 0975.778.666 - 096 110 6868
Email: thietbi.vae@gmail.com
Khu vực Tây nguyên gồm các tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông. 17 trạm thuộc đài khu vực Tây Nguyên có vị trí địa lý, kinh độ từ 107041 (Đắk Nông) đến 108046 (M’ Đrak), vĩ độ từ 11032 (Bảo Lộc) đến 14039 (Đắk Tô).
Tây Nguyên có nhiều đặc điểm kinh tế xã hội, môi trường đặc biệt vào loại bậc nhất ở nước ta. Dân cư có nhiều dân tộc sinh sống: Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông.
Thuận lợi
- Có số giờ nắng cao, phân bố nắng khá đồng đều Tây Nguyên có tiềm năng khá tốt về năng lượng mặt trời.
- Được chính phủ hỗ trợ phát triển cho đồng bào dân tộc thiểu số, thông qua các dự án phát triển này có thể phát huy tiềm năng năng lượng mặt trời bằng cách cung cấp các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời cho đồng bào vùng sâu vùng xa, hay có thể áp dụng điện mặt trời sử dụng điện thắp sáng thay vì đầu đường dây điện lưới đến từng buôn làng.
Khó khăn
- Phần lớn dân cư là người dân tộc trình độ học vấn thấp, sử dụng các thiết bị hiện đại, thay đổi tập tục, thói quen là rất khó khăn.
- Là khu vực đa sắc tộc, rất nhiều dân tộc khác nhau sống trên lãnh thổ khu vực Tây Nguyên, việc phân bổ chính sách nói chung phân bổ lắp đặt các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời nói riêng cần tính toán kỹ lưỡng bởi đây là vấn đề nhạy cảm.
Tổng quan vùng Tây Nguyên
Khu vực Tây nguyên gồm các tỉnh: Lâm Đồng, Đắc Lắk, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Nông. 17 trạm thuộc đài khu vực Tây Nguyên có vị trí địa lý, kinh độ từ 107041 (Đắk Nông) đến 108046 (M’ Đrak), vĩ độ từ 11032 (Bảo Lộc) đến 14039 (Đắk Tô). Tây Nguyên là vùng cao nguyên có độ cao trung bình các trạm 641,918m. Cao nhất là trạm Đà Lạt với độ cao 1508,563m. Thấp nhất là trạm A Jun Pa với đọ cao 159,697m.
Trên nền chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo của Miền khí hậu phía Nam, khí hậu Tây Nguyên biểu hiện những nét đặc sắc liên quan với ảnh hưởng của độ cao địa hình và ảnh hưởng chắn gió của dãy Trường Sơn. Khí hậu Tây Nguyên có sự hạ thấp nền nhiệt độ nói chung theo quy luật giảm nhiệt độ theo độ cao địa hình. Tuy nhiên hàng năm giữa mùa nóng và lạnh không có sự chênh lệch nhiệt độ đáng kể. bên cạnh đó một yếu tố khác cũng tạo nên nét đặc sắc của khí hậu vùng này đó chính là phân hóa rõ rệt hai mùa khô - ẩm. Tình trạng khô hạn trong mùa khô ở đây còn trầm trọng hơn mùa khô ở Nam Bộ, nhiều nơi, có từ 1 đến 3 tháng lượng mưa trung bình không quá 2 -3mm. Trái lại vào mùa hạ, quá trình hình thành mưa trong luồng gió Tây Nam bão hòa hơi nước lại được tăng cường thêm nhờ tác dụng của dãy Trường Sơn chắn ngang hướng gió. Kết quả là lượng mưa mùa hạ ở đây rất lớn, đóng góp trên 90% lượng mưa toàn năm, năng lượng mưa toàn năm khoảng 1800- 2800mm vào loại cao ở nước ta. [10]
Tây Nguyên có nhiều đặc điểm kinh tế xã hội, môi trường đặc biệt vào loại bậc nhất ở nước ta. Dân cư có nhiều dân tộc sinh sống: Ba Na, Gia Rai, Ê đê, Cơ Ho, Mạ, Xơ Đăng, Mơ Nông. So với các vùng khác trong cả nước, điều kiện kinh tế - xã hội của Tây Nguyên có nhiều khó khăn, như là thiếu lao động lành nghề, cơ sở hạ tầng kém phát triển, sự chung đụng của nhiều sắc dân trong một vùng đất nhỏ và với mức sống còn thấp. Tuy nhiên, Tây Nguyên có lợi điểm về tài nguyên thiên nhiên. Tây Nguyên có đến 2 triệu hecta đất bazan màu mỡ, tức chiếm đến 60% đất bazan cả nước, rất phù hợp với những cây công nghiệp như cà phê, ca cao, hồ tiêu, dâu tằm, trà. Cà phê là cây công nghiệp quan trọng số một ở Tây Nguyên. Diện tích cà phê ở Tây Nguyên hiện nay là hơn 290 nghìn ha, chiếm 4/5 diện tích cà phê cả nước. Đắk Lắk là tỉnh có diện tích cà phê lớn nhất (170 nghìn ha) và cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng có chất lượng cao. Tây Nguyên cũng là vùng trồng cao su lớn thứ hai sau Đông Nam Bộ, chủ yếu tại Gia Lai và Đắk Lắk. Tây Nguyên còn là vùng trồng dâu tằm, nuôi tằm tập trung lớn nhất nước ta, nhiều nhất là ở Bảo Lộc Lâm Đồng. Ở đây có liên hiệp các xí nghiệp ươm tơ xuất khẩu lớn nhất Việt Nam. Việc phân bổ đất đai và tài nguyên không đồng đều cũng gây ra nhiều tranh chấp. Trước đây, chính quyền có chủ trương khai thác Tây Nguyên bằng hệ thống các nông lâm trường quốc doanh (thời kỳ trước năm 1993 là các Liên hiệp xí nghiệp nông lâm công nghiệp lớn, đến sau năm 1993 chuyển thành các nông, lâm trường thuộc trung ương hoặc thuộc tỉnh). Các tổ chức kinh tế này trong thực tế bao chiếm gần hết đất đai Tây Nguyên. Ở Đắk Lắak, đến năm 1985, ba xí nghiệp Liên hiệp nông lâm công nghiệp quản lý 1.058.000 hecta tức một nửa địa bàn toàn tỉnh, cộng với 1.600.000 hecta cao su quốc doanh, tính chung quốc doanh quản lý 90% đất đai toàn tỉnh. Ở Gia Lai-Kon Tum con số đó là 60%. Tính chung, đến năm 1985, quốc doanh đã quản lý 70% diện tích toàn Tây Nguyên. Sau năm 1993, đã có sự chuyển đổi cơ chế quản lý, nhưng con số này cũng chỉ giảm đi được 26%. Tài nguyên rừng và diện tích đất lâm nghiệp ở Tây Nguyên đang đứng trước nguy cơ ngày càng suy giảm nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân khác nhau, như là một phần nhỏ diện tích rừng sâu chưa có chủ và dân di cư mới đến lập nghiệp xâm lấn rừng để ở và sản xuất (đất nông nghiệp toàn vùng tăng rất nhanh) cũng như nạn phá rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa kiểm soát được. Do sự suy giảm tài nguyên rừng nên sản lượng khai thác gỗ giảm không ngừng, từ 600 – 700 nghìn m3 vào cuối thập kỉ 80 - đầu thập kỉ 90, nay chỉ còn khoảng 200 – 300 nghìn m3/năm. Hiện nay, chính quyền địa phương đang có thử nghiệm giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định và giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn, làng. Nhờ địa thế cao nguyên và nhiều thác nước, nên tài nguyên thủy năng của vùng lớn và được sử dụng ngày càng có hiệu quả hơn. Trước đây đã xây dựng các nhà máy thủy điện Đa Nhim (160.000 kW) trên sông Đa Nhim (thượng nguồn sông Đồng Nai), Đray H'inh (12.000 kW) trên sông [Serepôk]. Mới đây, công trình thủy điện Ya ly (700.000 kW) đưa điện lên lưới từ năm 2000 và đang có dự kiến xây dựng các công trình thủy điện khác như Bon Ron - Đại Ninh, Plây Krông. Tây Nguyên không giàu tài nguyên khoáng sản, chỉ có bôxit với trữ lượng hàng tỉ tấn là đáng kể. Theo tài liệu cũ của Liên Xô để lại, Tây Nguyên có trữ lượng Bô xít khoảng 8 tỉ tấn. Ngày 1 tháng 11 năm 2007, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định 167 phê duyệt quy hoạch phân vùng, thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bô xít từ giai đoạn 2007-2015, có xét đến năm 2025 và hiện nay, Tập đoàn Than Khoáng sản Việt Nam cũng đã thăm dò, đầu tư một số công trình khai thác bô-xít, luyện alumin tại Tây Nguyên. Tuy nhiên, việc làm này đã vấp phải sự phản đối quyết liệt của các nhà khoa học và dân cư bản địa vì nguy cơ hủy hoại môi trường và tác động tiêu cực đến văn hóa - xã hội Tây Nguyên và có thể tổn thương cả một nền văn hóa bản địa. Ngoài ra, tiềm năng lớn về năng lượng mặt trời ở Tây Nguyên chưa được phát huy.