Hỗ trợ trực tuyến

Liên hệ tư vấn và đặt hàng
Hotline: 0975.778.666  - 096 110 6868
Email: thietbi.vae@gmail.com

Hotline: 0961106868

Điều kiện thuận lợi và khó khăn của khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ trong phát triển Năng lượng mặt trời

Lượt xem: 12653 Ngày đăng: 18/07/2017

Khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ là một khu vực gồm các tỉnh: Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Các trạm thuộc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Bằng Bắc Bộ có vị trí địa lý kinh độ từ 105025 ( Ba Vì) đến 106023 (Chí Linh) có vĩ độ từ 20007 (Văn Lý) đến 21009 (Ba Vì).

Đồng Bằng Bắc Bộ bao gồm toàn bộ châu thổ và trung du Bắc Bộ, đại bộ phận có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ, trừ một vài ngọn núi sót, độ cao của địa hình không quá 100m. Đồng Bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, ruộng đất phì nhiêu, thực vật phong phú, thích hợp với đời sống và sản xuất. Nhờ có những thuận lợi đó nên từ lâu, Đồng Bằng Bắc Bộ đã trở thành một trung tâm kinh tế phát triển, nơi tập trung đông dân cư nhất của Bắc Bộ.

Thuận lợi

- Là vùng có nền kinh tế phát triển, giao thông thuận tiện, ứng dụng công nghệ mới không quá khó khăn như các khu vực vùng núi.

- Số giờ nắng vào hàng trung bình, trạm ít nắng nhất cũng có khoảng từ 3 đến 4 giờ nắng, đáp ứng đủ yêu cầu của thiết bị năng lượng mặt trời.

- Hà Nội, đại diện cho cả khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ là nơi tập trung nhiều các nhà khoa học hàng đầu cả nước, khi được đặt mục tiêu đúng hướng, tiềm năng năng lượng mặt trời sẽ có cơ hội được phát triển mạnh mẽ.

- Nhiều ứng dụng dân dã cổ xưa về năng lượng mặt trời đã được người nông dân sử dụng, nhận thức về vai trò to lớn của năng lượng mặt trời từ lâu đã được người dân vùng Đồng Bằng Bắc Bộ biết đến.

- Khu vực này tập trung rất nhiều các khu công nghiệp, về nông nghiệp thì là một trong hai vựa thóc lớn của cả nước, các hoạt động kinh tế xã hội diễn ra mạnh mẽ, điều đó đồng nghĩa với việc tiêu hao phần lớn nguồn năng lượng hiện tại, phát triển tại chỗ năng lượng mặt trời nhằm giảm tải cho các nguồn năng lượng truyền thống là việc làm hợp lý, được Chính phủ quan tâm ưu tiên nghiên cứu.

Khó khăn

- Thay đổi thói quen sử dụng điện lưới rất khó khăn, so sánh giữa việc trả chi phí cho việc sử dụng điện lưới cho sinh hoạt và chi phí lắp đặt thiết bị, đường dẫn cho các ứng dụng năng lượng mặt trời, họ vẫn chọn phương án đầu, nhất là những hộ gia đình khang trang, đã được xây kiên cố. Tầm nhìn xa về tiết kiệm chi phí vẫn chưa được nhìn nhận, chỉ có những hộ gia đình bắt đầu xây mới, tu sửa toàn diện mới nghĩ đến lắp đặt hệ thống điện mặt trời nhằm tiết kiệm năng lượng, nhưng cũng chỉ giới hạn ở thể loại bình nước nóng năng lượng mặt trời.

Tổng quan vùng Đồng Bằng Bắc Bộ

Khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ là một khu vực gồm các tỉnh: Hà Nội, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Các trạm thuộc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Bằng Bắc Bộ có vị trí địa lý kinh độ từ 105025 ( Ba Vì) đến 106023 (Chí Linh) có vĩ độ từ 20007 (Văn Lý) đến 21009 (Ba Vì).

            Đồng Bằng Bắc Bộ bao gồm toàn bộ châu thổ và trung du Bắc Bộ, đại bộ phận có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ, trừ một vài ngọn núi sót, độ cao của địa hình không quá 100m. Đồng Bằng Bắc Bộ có hệ thống sông ngòi dày đặc, ruộng đất phì nhiêu, thực vật phong phú, thích hợp với đời sống và sản xuất. Nhờ có những thuận lợi đó nên từ lâu, Đồng Bằng Bắc Bộ đã trở thành một trung tâm kinh tế phát triển, nơi tập trung đông dân cư nhất của Bắc Bộ.

            Là một vùng trung tâm của Miền khí hậu phía Bắc, Đồng Bằng Bắc Bộ có khí hậu mang đầy đủ những đặc điểm của khí hậu miền: có một mùa đông lạnh hơn nhiều so với điều kiện trung bình vĩ tuyến; mùa đông chỉ có thời kỳ đầu tương đối khô, còn nửa cuối thì cực kỳ ẩm ướt; mùa hạ mưa nhiều; khí hậu biến động mạnh.

            Tính đến cuối năm 2009 vùng Đồng bằng sông Hồng có 61 Khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên trên 13.800 ha, trong đó có 9.400 ha đất công nghiệp có thể cho thuê. So với cả nước, vùng Đồng Bằng Bắc Bộ chiếm 26% về số lượng khu công nghiệp và 23% về diện tích đất tự nhiên các khu công nghiệp. Đồng bằng sông Hồng là khu vực có đất đai trù phú, phù sa màu mỡ, sản lượng lúa của khu vực tăng từ 44,4 tạ/ha ( 1995 ) lên là 58,9 tạ /ha ( 2008 ). Không chỉ có sản lượng lúa tăng mà còn có một số lương thực khác như ngô, khoai tây, cà chua, cây ăn quả... cũng tăng về mặt sản lượng và cả chất lượng, đem lại hiệu quả cho ngành kinh tế của vùng. Vụ đông trở thành vụ sản xuất chính. Nuôi lợn , bò và gia cầm cũng phát triển mạnh của vùng. Vùng duyên hải Bắc Bộ gồm Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình nằm giáp biển, có nhiều cửa sông lớn đổ ra, thuận lợi phát triển nghề nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Đồng bằng sông Hồng là vùng có hạ tầng giao thông đồng bộ và thuận lợi, hoạt động vận tải sôi nổi nhất. Có nhiều đường sắt nhất đi qua các nơi khác nhau trong vùng. Đồng Bằng Bắc Bộ có nhiều tiềm năng thuận lợi cho phát triển kinh tế. Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ sớm có những ứng dụng và nghiên cứu sử dụng tiềm năng năng lượng mặt trời, tuy nhiên nó chưa thực sự được phát triển và quan tâm đúng mức.