Liên hệ tư vấn và đặt hàng
Hotline: 0975.778.666 - 096 110 6868
Email: thietbi.vae@gmail.com
Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 20 trạm thuộc đài có tọa độ địa lý, kinh độ từ 104026 (Tương Dương) đến 106017 (Kỳ Anh), vĩ độ từ 18005 (Kỳ Anh) đến 20022 (Hồi Xuân).
Đặc điểm quan trọng nhất của vùng Bắc Trung Bộ là sự xuất hiện một thời kỳ khô nóng gió Tây (gió Lào) vào đầu mùa Hạ, liên quan với hiệu ứng fochn của Trường Sơn đối với luồng gió mùa Tây Nam. Đặc biệt ở đồng bằng Nghệ An – Hà Tĩnh và trong thung lũng sông Cả, thời tiết gió Tây phát triển rất mạnh (hàng năm có tời 20-30 ngày gió Tây và trên nữa).
Thuận lợi
- Số giờ nắng xếp vào hàng trung bình, đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng cho các thiết bị sử dụng năng lượng mặt trời hiện nay.
- Bắc Trung Bộ được chính phủ ưu tiên phát triển, đặc biệt chú trọng phát triển du lịch, ứng dụng năng lượng sạch trong đó có năng lượng mặt trời đã và đang được quan tâm nghiên cứu, ứng dụng. Những vùng du lịch sử dụng năng lượng mặt trời luôn được khách du lịch thiện cảm và hưởng ứng, đây cũng là một yếu tố mà các công ty du lịch, lữ hành dùng để quảng bá du lịch. Bắc Trung Bộ có dải bờ biển dài và đẹp, nhiều điểm đến lý tưởng cho du khách, nên phát triển sử dụng thiết bị năng lượng mặt trời ở khu vực này là bước đi đúng hướng.
Khó khăn
- Số giờ nắng không nhiều lại phân bố không đồng đều vào các thời điểm trong năm, việc bố trí sử dụng loại thiết bị theo mục đích sử dụng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng.
- Kinh tế cá nhân còn nhiều khó khăn, việc phát triển sử dụng năng lượng mặt trời ở khu vực này cần phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố khác(chính sách, mục tiêu phát triển…).
- Sự đa dạng về địa hình cũng như khí hậu trong vùng khiến việc lựa chọn địa điểm vị trí lắp đặt thiết bị gặp nhiều khó khăn. Có nhiều nơi hàng năm thường xảy ra bão, gió giật, lốc, xoáy…tính an toàn của thiết bị không được đảm bảo.
Tổng quan vùng Bắc Trung Bộ
Khu vực Bắc Trung Bộ gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. 20 trạm thuộc đài có tọa độ địa lý, kinh độ từ 104026 (Tương Dương) đến 106017 (Kỳ Anh), vĩ độ từ 18005 (Kỳ Anh) đến 20022 (Hồi Xuân).
Phía Đông giáp biển là những đồng bằng tương đối rộng châu thổ sông Mã, sông Chu và sông Cả. Địa hình nâng cao về phía Tây từ 100 đến 200m ở vùng đồi chuyển tiếp tới vùng núi giáp biên giới Việt – Lào, mà từ phía Nam sông Cả đã bắt đầu dãy Trường Sơn. Vùng núi phía Tây có những đỉnh vượt quá 1000-1500m, địa hình phức tạp bị chia cắt sâu bởi những thung lũng sông bắt nguồn từ bên Lào và có chỗ hạ thấp độ cao thành đèo cắt ngang Trường Sơn (đèo Noọng Dẻ, đèo Keo Nưa). Đặc biệt ở phía Nam của vùng có dãy Hoành Sơn là một dãy núi ngang từ Trường Sơn tiến ra biển.
Đặc điểm quan trọng nhất của vùng Bắc Trung Bộ là sự xuất hiện một thời kỳ khô nóng gió Tây (gió Lào) vào đầu mùa Hạ, liên quan với hiệu ứng fochn của Trường Sơn đối với luồng gió mùa Tây Nam. Đặc biệt ở đồng bằng Nghệ An – Hà Tĩnh và trong thung lũng sông Cả, thời tiết gió Tây phát triển rất mạnh (hàng năm có tời 20-30 ngày gió Tây và trên nữa).
Về sự phân hóa khí hậu trong phạm vi vùng trước hết có thể nhận xét đến sự biến thiên khí hậu khá mạnh theo chiều từ Bắc xuống Nam. Khí hậu khu vực Thanh Hóa có tính chất chuyển tiếp với khí hậu đồng bằng Bắc Bộ: mùa Đông lạnh hơn, gió Tây khô nóng ít hơn. Khí hậu khu vực Nghệ An đặc trưng bằng sự hoạt động mạnh của gió Tây khô nóng, đem lại một thời kỳ khô nóng gay gắt đầu mùa Hạ và một tình trạng ít mưa nói chung. Khu vực Hà Tĩnh có khí hậu khô ẩm đặc biệt phong phú liên quan với tác dụng chắn gió của dãy Hoành Sơn. Lượng mưa ở đây lớn gấp 2 lần lượng mưa ở khu vực Nghệ An và khu vực này đã trở thành một trong những trung tâm mưa lớn ở nước ta với lượng mưa năm đạt tới 2500-3000mm.
Nhiều năm qua, Chính phủ có những chính sách đầu tư, kể cả khoa học – công nghệ nhằm phát triển nông nghiệp, nông thôn vùng ven biển Trung Bộ nói chung và Bắc Trung Bộ nói riêng. Do vậy giai đoạn từ năm 1991 đến 2002, kinh tế Bắc Trung Bộ tăng trưởng ở mức khá, đạt 8,4%/năm; ngành nông – lâm- thuỷ sản tăng 5,29%/năm. Tuy nhiên, đến nay Bắc Trung Bộ vẫn là vùng kinh tế còn nhiều khó khăn. GDP bình quân đầu người chỉ đạt 3,5 triệu đồng/người/năm 2002, bằng 52% mức trung bình cả nước. Cơ cấu kinh tế vùng có sự chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng nông nghiệp trong các năm giảm 14,3% (trung bình mỗi năm giảm 1,3%). Tuy nhiên, trong cơ cấu kinh tế của vùng, ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản vẫn chiếm tỷ trọng lớn (37,8%). Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn ra chậm, giá trị sản phẩm tính trên một ha canh tác còn thấp, chỉ đạt trung bình 15-17 triệu đồng/ha. Lao động nông thôn thiếu việc làm, thu nhập thấp, đời sống khó khăn.
Ảnh hưởng khắc nghiệt khô nóng của khí hậu cộng thêm phải gánh chịu hầu hết các cơn bão từ biển Đông đổ vào Việt Nam khiến khu vực Bắc Trung Bộ có nền kinh tế khó khăn, nông nghiệp kém phát triển do chịu ảnh hưởng lớn từ thiên tai. Để có thể phát huy tiềm năng năng lượng mặt trời ở khu vực này cần sự hỗ trợ chính sách lớn của Chính phủ.